Có những nỗi buồn đâu dễ gọi thành tên Có giấc mơ đêm lạnh lòng khi trời sáng Có những hanh hao cô liêu chiều chạng vạng Giọt nước mắt ai rơi lặng lẽ cuối ngày
Đã khép lại rồi "Thanh Xuân Fest" những ngày qua Bạn bè tôi chia tay mỗi người đi mỗi ngả Người trở về Thủ Đô nơi mùa thu trở lá Người xa quê cũng từ giã lên đường
Nhà em ở xóm trọ các bác ạ. Cái xóm nhà em có chừng mươi hộ thôi và tất cả các phòng trọ đều quay mặt ra một cái sân chung, mà ở đấy có cái dây phơi chăng dài từ đầu xóm đến tận cuối xóm. Ngày mới chuyển về xóm trọ em thực lòng rất ái ngại khi nhìn chiếc dây phơi quần áo này. Hàng xóm thì nhà đông nhà ít, phơi quần áo thế nào nhỉ? Chả nhẽ lại ở dơ?
Bắt chước mọi người nên em trồng rau sạch. Cũng chả gì ghê gớm lắm đâu, cũng chỉ là để cải thiện bữa cơm cho chồng em và 2 đứa con còn nhỏ của mình mà thôi. Cứ nghĩ đến cảnh phải mua rau bẩn ngoài chợ bây giờ kể cũng thấy ghê ghê.
Nhiều lúc buồn buồn tôi hay nghĩ về quá khứ, thích lật tìm lại những câu chuyện tưởng chừng như cũ kỹ. Rồi tôi lại nhớ đến nó, nhớ những câu chuyện nó hay kể như một sự tiếc nuối về những ký ức một thời của "Hà Nội ngày xưa".
Giữa trưa hè bé lạc chốn thần tiên Giấc mơ bay cùng tiếng ve dìu dặt Thảm hoa nắng rập rờn chơi đuổi bắt Giấc nồng sóng sánh bình yên ... Hoàng Trúc 4/7/2017
Cuối tuần là những ngày nó thẫn thờ nhất, nó cứ đi vào rồi lại đi ra như kẻ vô hồn. Mẹ nó nhìn nó rồi như không thể chịu đựng được thêm đành bảo nó: - Con làm ơn ngồi xuống đâu đấy cho mẹ nhờ, nhìn thấy mày đi đi lại lại trong nhà mà mẹ chóng hết cả mặt.
Nó là một trong mấy đứa bạn mà sau này lúc ra trường đi làm việc tôi mới biết và chơi thân. Nó là con nhà binh. Nó bảo nhà nó ở phố được bắt đầu bằng chữ "Hàng" và nó học ở một trường rất nổi tiếng của Hà Nội lúc đó. Nhưng mà cũng chả sao. Chúng tôi chơi với nhau đơn giản vì hợp gu và hợp cách nói chuyện, ngoài ra chả có cái gì chung sất.
Những bài thơ hay bao giờ cũng có sức cuốn hút đến kỳ lạ. Thơ là nói ít hiểu nhiều, người làm thơ cứ viết, những vần thơ như tuôn trào từ cảm xúc và được người đọc đón nhận bằng cảm xúc. Cảm xúc vượt lên trên câu chữ, trở thành phương thức giao cảm thần kỳ. Người đọc đón nhận và cảm bài thơ nhưng không bao giờ có thể giải thích bằng lời hết được những gì mình đã cảm nhận, bởi thơ là nghệ thuật.